Chiến lược truyền thông là gì? Các bước xây dựng chiến lược truyền thông hiệu quả

176 lượt xem

viết bởi:

ngày: 28/02/2023

Chiến lược truyền thông cung cấp giá trị hữu ích cho khách hàng, từ đó tạo cơ hội tiếp cận hiệu quả. Để tối ưu lợi ích chiến lược truyền thông, hãy cùng PharMarketing tìm hiểu ba bước xây dựng chiến lược truyền thông chuyên nghiệp trong bài viết dưới đây.

Chiến lược truyền thông là gì 1

Chiến lược truyền thông là gì?

Chiến lược truyền thông hay truyền thông Marketing là hệ thống những hoạt động giúp truyền tải thông tin về sản phẩm/dịch vụ, thông điệp thương hiệu tới khách hàng trong môi trường Offline và Online.

Chiến lược này giúp cải thiện nhận thức của khách hàng, tăng khả năng tiếp cận, làm mới cảm nhận người dùng về sản phẩm nhằm duy trì hành vi, sở thích, nhu cầu, từ đó tham mưu vào quá trình giữ vững và phát triển doanh số hiệu quả.

Chiến lược truyền thông là gì 2

Các hình thức chiến lược truyền thông

Chiến lược truyền thông hiện nay được đa dạng hóa bởi nhiều hình thức tiếp cận khác nhau, tối ưu lợi ích trên nhiều nền tảng. Nhìn chung, nó được chia ra làm 2 loại cơ bản sau:

  • Chiến lược truyền thông gián tiếp: 

Hình thức truyền thông gián tiếp là các hoạt động quảng bá sản phẩm/thương hiệu thông qua: Các nền tảng điện tử, quảng cáo Online/Offline, trên các gian hàng cụ thể, hoạt động quan hệ công chúng,…

Một số lợi ích từ chiến lược truyền thông gián tiếp:

    • Tăng khả năng xuất hiện trên các kênh truyền thông trực tuyến.
    • Xây dựng website, cung cấp nội dung truyền bá thông điệp hữu ích.
    • Tận dụng các sàn thương mại điện tử, cung cấp thông tin tới người dùng trong mọi thời điểm.
    • Áp phí, tờ rơi có chiến lược xây dựng nội dung thu hút, thiết kế bắt mắt.
    • Truyền thông qua báo chí, trang tin tức: Bài viết quảng bá thương hiệu, đặt banner quảng cáo…

Phương pháp này đặc biệt phù hợp với nền tảng Internet phát triển hiện nay. Bạn có thể tiết kiệm được kha khá chi phí để tiếp cận với số lượng khách hàng lớn. Tuy nhiên, lợi ích luôn song hành với khó khăn, cạnh tranh cao ở môi trường số sẽ là một bất lợi lớn. Bạn cần đo lường kỹ lưỡng trước những hiệu quả mà các phương pháp này có thể mang lại.

  • Chiến lược truyền thông trực tiếp:

Doanh nghiệp bạn cần tương tác với từng cá thể có trong tệp dữ liệu khách hàng để truyền tải thông điệp trực tiếp.

Lợi ích khi áp dụng truyền thông trực tiếp:

    • Tiếp cận trao đổi thông tin với khách hàng trực tiếp tại các cửa hàng, địa điểm bày bán sản mà doanh nghiệp cung cấp.
    • Chiến dịch mời dùng thử.
    • Tiếp cận khách hàng thông qua điện thoại, sử dụng các kỹ năng, khả năng thuyết phục, cung cấp sản phẩm và kích thích nhu cầu mua sắm, tìm hiểu sản phẩm.

Được xem là hình thức nắm bắt tâm lý khách hàng hiệu quả bởi được xây dựng trên nguyên tắc tiếp cận trực tiếp. Bạn có thể đánh giá thái độ, hành vi của khách hàng trước sản phẩm cần truyền thông, từ đó đưa ra những phương án xử lý kịp thời.

Chiến lược truyền thông là gì 3

Cách xây dựng chiến lược truyền thông hiệu quả

Để có được chiến lược truyền thông hiệu quả, khẳng định vị thế, đẩy sản phẩm đến gần hơn với người tiêu dùng, bạn có thể tham khảo quy trình sau:

Bước 1: Xác định phân khúc chiến lược

Ở bước này, bạn có thể áp dụng chiến lược phân khúc theo nhân khẩu học, phân đoạn hành vi, phân khúc tâm lý,.. mục đích xác định đúng đối tượng sẽ tiêu thụ thông tin mà doanh nghiệp truyền tải. Tiếp cận đúng người dùng, đúng phân khúc sẽ rút ngắn công sức mà bạn cần bỏ ra để có được kết quả tốt nhất.

Bước 2: Xây dựng thông điệp truyền thông

Thông điệp truyền thông là yếu tố cần thiết để tiếp cận người dùng với mong muốn thay đổi nhận thức, xây dựng cảm xúc hành vi tích cực đối với sản phẩm, thương hiệu của bạn. Vì vậy, ở bước này, việc xây dựng nội dung truyền thông cần đảm bảo tính nhất quán với sứ mệnh doanh nghiệp.

Bước 3: Lên kế hoạch chi tiết và đo lường

Hãy thực hiện công việc theo checklist rõ ràng với từng đầu mục phân chia trên từng giai đoạn nhỏ. Bạn sẽ dễ dàng quản lý tiến độ, xử lý sai sót, ứng biến kịp thời trước những tác động xấu. Sau đó. đánh giá chiến lược truyền tải thông điệp qua khả năng nhận diện, doanh số để có những cải thiện mới trong các chiến lược phát triển về sau.

Một trong những tổ chức áp dụng thành công và mang lại tiếng vang lớn trong ngành được kể đến chiến dịch truyền thông “Pepsi Ngõ” từ Pepsi vào năm 2020, với thông điệp gần gũi, đánh đúng tâm lý đối tượng mục tiêu, chiến lược thu hút hàng triệu lượt xem trên Youtube, Facebook, Instagram. Từ những chia sẻ và dẫn chứng từ Pharmarketing cung cấp, hy vọng sẽ giúp bạn có góc nhìn rõ về chiến lược truyền thông và áp dụng nó vào doanh nghiệp của mình.

Nguồn: https://pharmarketing.vn

Bài viết liên quan