Cơ hội và thách thức của vị trí giao dịch viên ngân hàng

148 lượt xem

viết bởi:

ngày: 11/11/2022

Không ít người vẫn chưa biết rõ công việc của một giao dịch viên ngân hàng là làm gì. Cũng như cơ hội thăng tiến và khó khăn của vị trí này. Nếu bạn đang có những thắc mắc này, hãy cùng HR Insider tham khảo bài viết được tổng hợp những gì về vị trí này ngay dưới đây nhé.

1. Giao dịch viên ngân hàng là gì?

giao dịch viên ngân hàng

Giao dịch viên ngân hàng là gì? Là nhân viên làm việc tại các quầy giao dịch ở các chi nhánh, phòng giao dịch hay các điểm giao dịch của bất kỳ ngân hàng nào đó. Đây là vị trí mang hình ảnh thương hiệu của ngân hàng và phản ánh chất lượng nghiệp vụ, vì vậy những người này phải đòi hỏi yêu cầu cao về ngoại hình, nghiệp vụ và kỹ năng giao tiếp khéo léo.

Nhiệm vụ của giao dịch viên ngân hàng sẽ là trực tiếp tiếp xúc với khách hàng để giải quyết các nhu cầu từ khách hàng như gửi tiền, rút tiền, mở tài khoản, chuyển tiền, ủy nhiệm chi, xử lý thông tin tài khoản, hạch toán giao dịch,…

2. Công việc của giao dịch viên ngân hàng

giao dịch viên ngân hàng

2.1. Thực hiện đón tiếp khách hàng

Thực hiện đón tiếp khách hàng là công việc hàng ngày của giao dịch viên, họ sẽ tiếp đón và chào hỏi và tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, cụ thể họ sẽ phải: 

Tư vấn, hỗ trợ và hướng dẫn cho khách hàng khi có nhu cầu tìm hiểu về sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng

Giới thiệu sản phẩm, dịch vụ mới và các chương trình khuyến mãi đến khách hàng

Tiếp nhận, giải quyết các khiếu nại của khách hàng

Thu thập các ý kiến, giải thích đồng thời hướng dẫn cho khách hàng giải quyết các ý kiến, thắc mắc trong phạm vi cho phép. Trong trường hợp không thể tự giải quyết, cần thực hiện các đề xuất lên cho cấp trên để được hỗ trợ.

2.2. Thực hiện các giao dịch cho khách hàng

Đây là một trong các công việc của giao dịch viên ngân hàng phải thực hiện nhiều nhất, cụ thể:

Hỗ trợ khách hàng thực hiện các giao dịch về sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng như các giao dịch gửi, rút tiền, chuyển tiền, mở tài khoản tiết kiệm, quản lý tài khoản, thanh toán, phát hành thẻ, chi trả kiều hối,…

Sử dụng nghiệp vụ liên quan đến các giao dịch với khách hàng, ví dụ như chọn/lọc tiền, xử lý chứng từ,…

2.3. Thực hiện hạch toán kế toán

Ngoài ra, giao dịch viên ngân hàng còn thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến hạch toán, kế toán như:

Hạch toán các giấy tờ, chứng từ có liên quan đến thu chi, cân đối các khoản thu chi để có thể đáp ứng được nhu cầu cho khách hàng

Thực hiện các hạch toán theo yêu cầu của cấp trên

Thực hiện các báo cáo liên quan đến tiền mặt, báo cáo về giao dịch khi cần thiết.

2.4. Chăm sóc khách hàng

Giao dịch viên ngân hàng cũng sẽ hỗ trợ chăm sóc khách hàng, đảm bảo luôn giữ mức tiêu chuẩn, chất lượng cũng như quy định về chăm sóc khách hàng của ngân hàng

Mở rộng các mối quan hệ, giúp đỡ, chăm sóc khách hàng để hướng khách hàng sử dụng thêm các sản phẩm khác.

Cơ hội và thách thức khi làm giao dịch viên ngân hàng

giao dịch viên ngân hàng

Cơ hội

Làm việc trong môi trường trẻ trung và năng động: Thông thường, các giao dịch viên được yêu cầu khá nhiều về ngoại hình, độ tuổi và hầu hết đều chọn độ tuổi khá trẻ. Do đó sẽ có môi trường năng động và trẻ trung hơn so với các khối văn phòng.

Có thể nâng cao được nhiều kỹ năng như kỹ năng giao tiếp, ứng xử, kỹ năng giải quyết vấn đề: Với đặc thù giao tiếp nhiều, các giao dịch viên ngân hàng sẽ có cơ hội để phát triển được các kỹ năng mềm khác. Từ đó giúp tăng cơ hội thành công và thăng tiến hơn cho giao dịch viên.

Có chế độ lương thưởng hấp dẫn cũng như những khoản đãi ngộ khác: Mức thu nhập của giao dịch viên tương đối cao với trung bình khoảng 12.600.000 đồng/tháng, dải lương phổ biến từ 8.700.000 – 11.600.000 đồng/tháng, mức lương cao nhất có thể từ 34.800.000 đồng/tháng.

Lộ trình thăng tiến rõ ràng: Giao dịch viên thường sẽ có cơ hội thăng tiến theo số năm kinh nghiệm như từ giao dịch viên, kiểm soát viên, trưởng hoặc phó phòng chăm sóc, dịch vụ khách hàng, phó giám đốc vận hàng, giám đốc chi nhánh.

Thách thức

Có nhiều áp lực về thời gian, công việc tính chính xác, tỉ mỉ.

Có áp lực về các chỉ tiêu, KPI phải hoàn thành.

Áp lực về trách nhiệm công việc: Làm giao dịch viên thường sẽ hay gặp phải những vấn đề sai sót như tiền thật, tiền giả… và thường giao dịch viên sẽ phải đền bù nếu sự cố này xảy ra.

Hy vọng những thông tin trên đây về giao dịch viên ngân hàng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vị trí này. Và nếu như bạn chưa tìm được cho mình được một việc làm ngân hàng phù hợp thì có thể truy cập vào VietnamWorks – trang tuyển dụng việc làm số 1 Việt Nam để có thể tiếp cận với nhiều tin tuyển dụng liên quan đến giao dịch viên ngân hàng cũng như chọn cho mình 1 vị trí phù hợp nhé. Chúc bạn thành công!

Công Ty Cổ Phần Navigos Group Việt Nam

GPKD: 0304836029 do sở KH & ĐT TP.HCM 

Trụ sở: Tầng 20, tòa nhà e.town Central, 11 Đoàn Văn Bơ, phường 12, Quận 4, Tp. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (84 28) 5404 1373

Email: Jobsupport@vietnamworks.com

Website: https://www.vietnamworks.com/

Facebook: https://www.facebook.com/VietnamWorksFanpage

Twitter: https://twitter.com/VietnamWorksVN

Youtube: https://www.youtube.com/user/VietnamWorks2002

SlideShare: https://www.slideshare.net/VietnamWorksPage/

Linkedin: https://www.linkedin.com/in/vietnamworks

Bài viết liên quan